Tháng 8, tháng 9 là thời điểm mùa thu sắp chuyển đông, thời tiết có nhiều thay đổi bất thường, dịch bệnh phát triển nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người đặc biệt là các em học sinh tiểu học. Chính vì vậy việc triển khai tuyên truyền các phòng chống dịch bệnh cụ thể là bệnh sốt xuất huyết là vô cùng cần thiết. Để biết cách phòng tránh bệnh, chúng ta cần cần hiểu Thế nào là bệnh Sốt Xuất huyết ? Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có đặc điểm gì? Bệnh SXH có nguy hiểm không? Làm sao để nhận biết người mắc bệnh SXH ? Chúng ta cần làm gì khi nghi ngờ bị SXH và các biện pháp phòng chống SXH? Đặc biệt, 5 biện pháp phòng tránh muỗi đốt là những biện pháp nào?... Và những thông tin cần thiết đưa đến cho các thành viên Tiểu học Ái Mộ A đó là:
1. Định nghĩa: Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm cho con người đến nay chưa có thuốc phòng ngừa, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi mắc bệnh người bệnh có biểu hiện sốt cao và xuất huyết dưới da, diễn biến nặng có khả năng gây tử vong cao. Bệnh sốt xuất huyết được truyền từ người này sang người khác qua trung gian là muỗi vằn. Vì vậy nó có thể lây lan thành dịch nhanh chóng.
2. Nguyên nhân của bệnh, cách lây truyền:
Bệnh SXH do virus Dengue ( Đen-gơ) gây nên. Virus Dengue lây truyền từ người bệnh sang người lành qua loài muỗi có tên là Aedes aegypti ( An-des-ê-gyp-ti) thường được gọi là muỗi vằn.
Muỗi vằn có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng. Muỗi thường đậu ở quần áo, chăn, màn trong nhà.
Muỗi vằn hoạt động hút máu và0 ban ngày, cao nhất là vào sáng sớm và chiều tối.
Hình ành con muỗi vằn
2. Biểu hiện của bệnh:
Biểu hiện của bệnh là sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 – 7 ngày và có thể có các dấu hiệu sau:
+ Biểu hiện xuất huyết có thể ở nhiều mức độ khác nhau như: có chấm/mảng xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
+ Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn.
+ Da xung huyết, phát ban.
+ Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
- Vật vã, lừ đừ, li bì.
- Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan.
- Gan to > 2 cm.
- Nôn nhiều.
- Xuất huyết niêm mạc.
- Tiểu ít.
- Sốc: mạch nhanh, huyết áp tụt, kẹt.
- Xuất huyết nặng
Biểu hiện của người mắc bệnh
Bệnh nhân chuyển nặng khi có thêm các dấu hiệu sau:
Hiện nay đang mùa mưa nhưng chúng ta ngay từ bây giờ cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết bởi bệnh truyền nhiễm này có thể bùng phát bất cứ khi nào nếu chúng có điều kiện phát triển. Tuy nhiên để công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả đòi hỏi có sự tham gia của cộng đồng, gia đình thực hiện một số biện pháp như sau:
1. THỨ NHẤT: Diệt lăng quăng nhằm hạn chế phát sinh của muỗi vằn bằng cách:
- Các dụng cụ chứa nước cần phải được đậy nắp kín bằng mủ Nylon để muỗi không vào đẻ trứng
- Các dụng cụ chứa nước nhất là bể chứa nước to cần nên thả cá 7 màu để ăn lăng quăng.
- Thường xuyên cọ rửa các dụng cụ chứa nước mỗi tuần 1 lần để loại bỏ lăng quăng.
- Xung quanh nhà nên vệ sinh sạch sẽ, thu gom loại bỏ các vật dụng chứa nước không cần thiết như: gáo dừa, các dụng cụ có thể chứa nước, vỏ lon sữa bò…để không còn là nơi muỗi đẻ trứng.
- Thường xuyên kiểm tra lăng quăng ở các dụng cụ chứa nước trong và xung quanh nhà, phát hiện có lăng quăng phải xử lý kịp thời.
Loại bỏ những vật dụng chứa nước
2. THỨ HAI: Tích cực phòng tránh muỗi đốt bằng cách:
- Các em nên mặc quần áo dài tay.
- Các em nên ngủ màn kể cả ngày lẫn đêm.
- Dùng nhan, quạt xua muỗi và dùng bình xịt muỗi tại nhà để diệt muỗi.
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, thông thoáng để hạn chế muỗi.
Mắc màn trước khi đi ngủ
3. THỨ BA: Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao đột ngột cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, tư vấn, theo dõi và điều trị kịp thời.
Mong rằng những kiến thức trên có thể giúp cho quý thầy cô giáo và các em hiểu rõ hơn về bệnh SXH, từ đó có các biện pháp phòng tránh cho bản thân và cho cộng đồng.
Qua việc tuyên truyền này phần nào giúp học sinh hiểu và có cách phòng tránh bệnh SXH góp phần bảo vệ sức khỏe để học tập tốt .