Như chúng ta đã biết bệnh cận thị sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập của học sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của các em. Cô sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về bệnh cận thị này nhé!
1. Khái niệm về bệnh cận thị.
Cận thị là tật khúc xạ làm cho mắt chỉ nhìn thấy vật ở gần trước mắt chứ không thấy vật ở xa.
2. Những yếu tố bất lợi gây ảnh hưởng tới tật cận thị
- Thiếu ánh sáng khi đọc và viết.
- Bàn ghế không phù hợp với lứa tuổi học sinh, bàn quá cao làm cho mắt gần với sách vở, tư thế sai khi ngồi học( cúi gằm, nhìn gần)
- Sử dụng mắt nhìn gần: Đọc sách, đọc chuyện quá nhiều trong thời gian dài không có thời gian thư giãn.
- Yếu tố thể trạng: Trẻ gầy yếu, hay ốm đau dễ bị cận thị hơn trẻ khoẻ mạnh. Cận thị có 2 loại chính.
+ Cận thị đơn thuần( cận thị học đường)
+ Cận thị tiến triển( cận thị do di truyền)
3. Triệu chứng của cận thị
- Nhìn không rõ chữ trên bảng.
- Nheo mắt để cố gắng nhìn rõ vật ở xa.
- Đọc sách quá gần mắt.
- Hay mệt mỏi nhức đầu.
4. Tác hại của cận thị
- Mắt kém phải gần để đọc và viết chậm, không nhìn rõ chữ viết và hình vẽ ở trên bảng nếu không được đeo kính. Học sinh cận thị thường học chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu.
- Người bị cận thị thường dễ mắc các tai nạn trong lao động, sinh hoạt và giao thông ....do nhìn không rõ.
- Bệnh cận thị nếu không được phát hiện sẽ gây rối loạn thị giác nhược thị, lác và bệnh cận thị nặng sẽ gây bong võng mạc.
5. Phòng chống tật cận thị học đường
- Trong công tác phòng chống tật cận thị học đường cần có sự tham gia của nhà trường và gia đình đóng vai trò quan trọng:
* Tại trường học
- Lớp học phải đủ ánh sáng, độ chiếu sáng tối thiếu trong lớp 100lux. Chiếu sáng có 2 loại: Chiếu sáng tự nhiên(asmt) và chiếu sáng nhân tạo( hệ thống đèn điện)
- Để tăng cường sự phản chiếu ánh sáng, trần lớp học qúet vôi trắng, tường quét vôi màu vàng nhạt.
- Kích thước bàn ghế cho các cấp học, lớp học phải theo quy định về vệ sinh trường học.
- Bảng sơn đen hoặc xanh thẫm, không bị loá, chữ viết nét đậm, đảm bảo chiều cao 4cm.
- Tư thế ngồi học đúng: học sinh ngồi thẳng, đầu hơi cúi 10-15o. mắt cách vở một khoảng 30-35cm.Khi viết không để đầu nghiêng ngả hoặc không nằm xem sách.
* Tại gia đình:
- Có góc học tập cho học sinh, góc học tập nên ở cửa sổ, kê bàn học cao cho ánh sáng qua của sổ chiếu trước mặt hoặc chiếu từ phía bên tay trái. Học buổi tối cần có đèn sáng( đèn sợi tóc).
- Chiều cao bàn ghế phù hợp với lứa tuổi. Có thể dùng bàn ghế hiệu chỉnh được chiều cao, để sử dụng được lâu dài khi các em lớn lên.
- Hướng dẫn các em khi đọc sách cứ 40- 45p lại nghỉ vài phút cho mắt được thư giãn.
- Khi xem ti vi cần ngồi xa màn hình 3- 4m, hạn chế chơi điện tử quá nhiều.
- Hàng ngày nên có thời gian thư giãn ở ngoài trời: Chơi thể thao đi dạo...
- Tăng cường chăm sóc nâng cao sức khoẻ cho các em bằng chế độ ăn có chứa nhiều vitamin A, rất có lợi cho thị lực như cà chua, đu đủ, rau xanh thẩm...
- Cô hy vọng rằng buổi tuyên truyền hôm nay sẽ đem lại cho các em những hiểu biết về bệnh cận thị.
Cuối cùng xin kính chúc các thầy cô giáo và các em một sức khỏe dồi dào và có một tuần học bổ ích!