Với mục đích: Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh có khó khăn về học tập.Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuậtdạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ. Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường: cải thiện mối quan hệ giữa Ban giám hiệu với giáo viên, giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh và học sinh với học sinh; tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người.
Ngay từ đầu năm học 2017 – 2018, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn thực hiện đổi mới SHCM qua việc nghiên cứu bài học. Đây là dịp để giáo viên nhà trường cùng nhau học tập từ thực tế việc học của học sinh. Ở đó, GV cùng nhau thiết kế Kế hoạch bài dạy, cùng dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia sẻ bài học (tập trung chủ yếu vào việc học của học sinh). Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà GV đưa ra,… có ảnh hưởng đến việc học của học sinh. Trên cơ sở đó, GV được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học vào bài học hằng ngày một cách hiệu quả.
Các chuyên đề sinh hoạt tổ chuyên môn qua nghiên cứu bài học được thực hiện theo 4 bước:
Bước 1: Xác định mục tiêu, chọn bài học nghiên cứu, xây dựng giáo án.
Bước 2: Tiến hành dạy bài học (bài giảng minh họa) và dự giờ.
Bước 3: Suy ngẫm, thảo luận về bài giảng minh họa.
Bước 4: Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày.
Tiết chuyên đề Toán 5 do cô Nguyễn Thanh Hà thực hiện
Tiết chuyên đề toán 3 của cô Nguyễn Thị Lệ Hằng
Tiết chuyên đề tập đọc của cô giáo Đào Thị Minh Phượng chủ nhiệm lớp 2A
Trong tháng 9, nhà trường đã có 5 chuyên đề sinh hoạt chuyên môn qua nghiên cứu bài học ứng với 5 khối chuyên môn gồm:
+ Chuyên đề Học vần (Tiết 2) lớp 1
+ Chuyên đề Tập đọc lớp 2
+ Chuyên đề Toán lớp 3
+ Chuyên đề Tập đọc lớp 4
+ Chuyên đề Toán lớp 5.
Các chuyên đề đi sâu giải quyết việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực, phân hóa đối tượng HS, thực hiện nhận xét, đánh giá HS theo TT30/2014 và TT22/2016, đặc biệt việc ứng dụng hiệu quả CNTT trong giờ dạy.
Với phương trâm vừa làm vừa rút kinh nghiệm trên cơ sở tiếp nối các nội dung đã triển khai tốt của năm học trước, các tổ chuyên môn của nhà trường quyết tâm đổi mới SHCM để khuyến khích sự chủ động tìm tòi, sáng tạo của các đồng chí giáo viên và huy đồng tất cả các thành viên trong tổcùng tham gia SHCM, phối hợp với nhau khi soạn bài, thực hiện dạy bài học nghiên cứu và báo cáo chuyên đề; xây dựng, phát huy vai trò của GV, từ đó xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức học tập.