Trong độ tuổi từ 6-11, trẻ trở nên quả quyết hơn. Chúng nghĩ trước về những thứ chúng muốn và thường có kế hoạch để có được những thứ đó. Vì cách giao tiếp của trẻ vẫn còn hấp tấp và bị dẫn dắt bởi những mong muốn của bản thân, nên nó có thể che giấu phần sâu sắc, tình yêu yêu thương và sự khôn ngoan tiềm ẩn trong trẻ.
Trẻ em ở độ tuổi này chuyển từ tình cảm phụ thuộc, chịu đựng sang thậm chí chống đối cha mẹ. Việc này làm cho các bậc phụ huynh rất căng thẳng. Chúng có thể trông rất ngoan ngoãn trong vài ngày và sau đó bỗng nổi loạn. Trẻ trở nên xấc xược nếu cha mẹ đối xử với chúng theo cách mà chúng cho là trẻ con, thậm chí mặc dù vào những lúc khác chúng vẫn muốn là trẻ con.
Trẻ lứa tuổi đi học hay hỏi han, nghi ngờ và phê bình cha mẹ. Trẻ không còn coi cha mẹ chúng là những người có quyền lực duy nhất nữa. Việc này rất bình thường, và nó có ý nghĩa rằng trẻ đang biết suy nghĩ 1 cách có phê phán. Trẻ có vẻ như muốn giữ khoảng cách, hay thậm chí từ chối những người mà chúng yêu mến nhất.
Trẻ ở độ tuổi này bắt đầu học cách thay đổi cách giao tiếp của chúng với những người xung quanh. Trẻ ở tuổi mầm non thường giao tiếp theo kiểu không để ý là chúng ở đâu hay nói với ai. Nhưng trẻ tuổi đi học thích ra ngoài hơn ở nhà, chúng thường thích giao tiếp theo các kiểu nói mà chúng nghe được từ bạn bè hay từ TV.
Trẻ em tuổi này bắt đầu biết suy nghĩ mang tính cá nhân hơn. Dù cho quan hệ của chúng với cha mẹ khả quan đến mức nào cũng không ảnh hưởng đến việc trẻ có thể bắt đầu tách dần cha mẹ vì cuộc sống bên ngoài bắt đầu cạnh tranh với cuộc sống của trẻ ở nhà.
Tính hài hước ở Trẻ lứa tuổi đi học phát triển đa dạng phức tạp hơn. Trẻ thích kể chuyện cười ,chơi chữ và chơi các trò chơi khó hơn. Trẻ có thể hiểu được các trò chơi dành cho trẻ lớn hơn và biết phân tích các nguyên tắc và tiền đề của các trò chơi mà chúng chơi.
Trẻ lứa tuổi đi học thay đổi từng ngày. Trẻ lứa tuổi đi học biết tự định hướng hơn và chú ý đến bạn cùng tuổi hơn là khi trẻ còn học mẫu giáo. Cách cư xử và giao tiếp của trẻ thay đổi qua từng ngày. Sẽ có những lúc bạn nghĩ “Tôi không thể nhận ra đứa trẻ này”, và bạn luôn thốt lên rằng “ôi, cô bé này lớn nhanh và thay đổi nhiều quá!”