Luật Trẻ em năm 2016 quy định rõ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và các cá nhân có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em… Được sự đồng ý của Phòng GD&ĐT quận Long Biên, Trường TH Ái Mộ A đã phối hợp với Trung tâm phòng chống tai nạn thương tích trẻ em - Hội bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam tổ chức các hoạt động hỗ trợ phòng chống bắt cóc và xâm hại tình dục trẻ em; phòng chống đuối nước, ngạt khói, điện giật; phòng chống ma túy học đường. Đây là hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng nhằm cung cấp các kiến thức, kỹ năng để trẻ em biết cách tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa xâm hại tình dục.
Với các thầy cô giáo, Trung tâm đã chia sẻ các nội dung: Ngăn ngừa nguy cơ XHTD ( xâm hại tình dục) sớm ở trẻ; Dấu hiệu nhận biết trẻ bị XHTD; Phương pháp xử lý khi phát hiện trẻ bị XHTD để không làm tổn thương trẻ ; Sơ cấp cứu cho người bị đuối nước, ngạt khói, điện giật; Ma tuý học đường… Đây là những kiến thức vô cùng cần thiết cho CB – GV nhà trường giúp có thể lòng ghép trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh.
Buổi tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục cho cán bộ, giáo viên trong trường
Khi thực hiện tuyên truyền cho học sinh, Trung tâm đã chia HS theo khối lớp. Với mỗi lứa tuổi, các anh chị của Trung tâm đã tuyên truyền và cung cấp một số biện pháp thoát nạn và giúp các em học sinh nhận diện những nguy hiểm tiềm tàng xung quanh các em. Nội dung tuyên truyền xoay quanh các vấn đề: Hướng dẫn nhận biết các hành vi được coi là quấy rối, xâm hại tình dục; Hướng dẫn phòng tránh một số thủ đoạn bắt cóc; Thực hành các động tác phòng vệ chống quấy rối, xâm hại, bắt cóc; Làm khảo sát về kiến thức đã học; Trả lời thắc mắc câu hỏi học sinh. Học sinh TH Ái Mộ A vô cùng hứng thú với các bài thực hành và rất cởi mở chia sẻ những hiểu biết của mình khi được mời trao đổi.
Tập huấn cho học sinh phòng tránh khi bị người lạ lôi kéo
Đặc biệt hơn cả là chương trình tuyên truyền tới cha mẹ học sinh. Các nội dung được tuyên truyền bao gồm: Ngăn ngừa nguy cơ XHTD sớm ở trẻ; Dấu hiệu nhận biết trẻ bị XHTD; Phương pháp xử lý khi phát hiện trẻ bị XHTD để không làm tổn thương trẻ; Sơ cấp cứu cho người bị đuối nước, ngạt khói, điện giật. Sau khi chương trình kết thúc, nhà trường nhận được rất nhiều các phản hồi tích cực từ CMHS. CMHS đều khẳng định: Chương trình rất ý nghĩa; Chương trình đã cung cấp nhiều kiến thức cần thiết cho phụ huynh và các phụ huynh đều mong muốn con em mình sẽ được học các kỹ năng , các động tác phòng vệ ở các trường hợp cụ thể.
Tuyên truyền cho CMHS về phòng chống xâm hại trẻ em
CMHS tập trung lắng nghe giảng viên tuyên truyền phòng chống xâm hại trẻ em
Phải khẳng định việc tổ chức hoạt động tuyên truyền của với Trung tâm phòng chống tai nạn thương tích trẻ em - Hội bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam đã và đang thực hiện tại các trường học là một hoạt động bổ ích và cần thiết. Buổi chia sẻ đã thực sự thu hút các em học sinh cũng như đông đảo các bậc phụ huynh, các thầy cô tham gia. Hy vọng sau chương trình tuyên truyền sẽ cung cấp thêm kiến thức cũng như kỹ năng toàn diện hơn cho CMHS, cho các em trong cách tự bảo vệ chính mình.Từ đó, giúp các em tự tin hơn và có những ứng xử khéo léo, hợp lý trong cuộc sống hàng ngày.