Điểm đến đầu tiên của thầy và trò trường Tiểu học Ái Mộ A là đình Phúc Xá (Bắc Biên). Đình Phúc Xá có khởi nguồn là đền Cơ Xá trải qua những thăng trầm đổi thay của lịch sử dân tộc và sự biến động của địa hình tự nhiên, khu vực này trước có tên gọi là Cơ Xá, sau đổi là Phúc Xá thuộc làng Bắc Biên, có vị trí ban đầu ở bên hữu ngạn sông Hồng, sau chuyển sang bãi giữa và sau cùng là đất bờ Bắc sông Hồng. Chính vì có sự thay đổi vị trí nên di tích cũng được chuyển loại hình kiến trúc từ đền sang đình để đảm nhận chức năng là nơi thờ phụng Thành hoàng làng và tổ chức lễ hội. Sau khi các em học sinh ổn định vị trí, thầy và trò nhà trường thực hiện nghi lễ dâng hương. Tiếp đó, các em học sinh được lắng nghe thầy giáo lão thành Chu Văn Uông - thành viên của tiểu ban quản lý Đình giới thiệu với thầy trò nhà trường về lịch sử đình Phúc Xá và anh hùng Lý Thường Kiệt. Hiểu được giá trị đình Phúc Xá được thể hiện ở những di vật. Trước hết phải kể đến 2 quả chuông lớn, trong đó một chuông “An Xá tự chung” đúc năm Phúc Thát thứ 5 (1647) có Bài minh ghi rõ Lý Thường Kiệt quê ở làng An Xá; một chuông “Am Xá tự chung” đúc năm Chính Hòa thứ 11 (1690); 2 tấm bia dựng thời Nguyễn ghi việc trùng tu di tích; 8 đôi câu đối ca ngợi công tích của Lý Thường Kiệt; 7 đạo sắc phong niên đại thời Nguyễn. Đây là những tác phẩm nghệ thuật được trang trí bằng nghệ thuật đục chạm trên đá rất công phu, tinh xảo. Nhưng đăc biệt hơn cả là những giá trị phi vật thể nằm ở các bức đại tự và hoành phi, câu đối. Nội dung của những chữ được thể hiện trên các di vật này đều tập trung vào ca ngợi cảnh đẹp, đất thiêng, nơi ngôi đình tọa lạc, công trạng, đức độ của các vị Thần được thờ. Các bức đại tự khẳng định giá trị của đình như: “Thánh cung vạn tuế” (Đức Thánh muôn năm). Còn các câu đối lại mang ý nghĩa khác nhằm ca ngợi công đức của thần
Điểm đến đầu tiên của thầy và trò trường Tiểu học Ái Mộ A là đình Phúc Xá (Bắc Biên)
Tạm biệt khu di tích đình làng Phúc Xá (đình Bắc Biên) , thầy và trò trường Tiểu học Ái Mộ A đến thăm đền Trấn Vũ. Đền nằm ngay sát phía trong đê sông Hồng thuộc tổ 5, phường Thạch Bàn, quân Long Biên. Đền Trấn Vũ được xây dựng trên thế đất Quy Xà hội tụ và nhìn về hướng Bắc. Trên đồng có gò đất nổi lên được coi là hình Rùa. Sau đền là đê sông Hồng, được coi là hình Rắn. Cũng theo sự tích thì Thần Trấn Vũ đã thu phục yêu Rắn và yêu Rùa. Vì thế hình tượng Trấn Vũ có kèm hình Rắn quấn trên thanh kiếm Thất Tinh chống trên lưng Rùa. theo một số nhà nghiên cứu thì Rắn Và Rùa thuộc loài vẩy ráp, chủ về nguồn nước. Trấn Vũ diệt yêu Rắn, yêu Rùa được coi là biểu tượng thần chống lụt. Theo quan niệm Đạo giáo, thần Huyền Thiên Vũ có nhiệm trấn giữ phương Bắc và biểu tượng cho mùa đông. Thàn Huyền Thiên Vũ được thờ ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội có Trấn Vũ quán ở Quán Thánh.
Thầy và trò trường Tiểu học Ái Mộ A đến thăm đền Trấn Vũ
Đền Trấn Vũ đã trải qua nhiều đợt tu sửa vào thế kỉ 17,18 và 20 và đến thời Nguyễn thì được tu sửa và xây dựng lại hoàn toàn pho tượng Đức Huyền Thiên Trấn Vũ là một trong hai pho tượng cổ bằng đồng lớn nhất hiện còn. Cùng với tượng Trấn Vũ ở đền Quán Thánh Ba Đình,tượng Trấn Vũ ở Thạch Bàn là biểu tượng rực rỡ của nghệ thuật tạo tượng lớn và kĩ thuật siêu việt trong nghề đúc đồng cổ truyền, đây là pho tượng đúc liền khối bằng đồng thau. Tượng cao3.8m, chu vi 8m, nặng 4 tấn. Tượng ở tư thế ngồi chân buông bệ, lưng thẳng, 2 đùi để hơi doãng, đầu để trần, mặc áo long bào đen có đai và hai bàn chân không giầy, tay để trước ngực, xòe ngón trỏ trong tư thế ấn quyết ,gươm thắt tinh trong tay phải, mũi gươm chống lên lưng Rùa, mắt nhìn thẳng. Ngoài ra, tại thượng cung còn có tượng 12 nguyên soái.Đó là các thiên tướng theo ngài đi trừ yêu quái. Các pho tượng được tạo bằng đất. Mỗi pho có vẻ mặt khác nhau như mặt ngựa,mặt chim. Ngoài cùng là 2 pho tượng đá. Hiện nay, đền Trấn Vũ còn thờ ghép cả Thánh Linh Lang đại Vương.
Pho tượng Đức Huyền Thiên Trấn Vũ là một trong hai pho tượng cổ bằng đồng lớn nhất hiện còn
Hằng năm, vào ngày 3 tháng 3 âm lịch ,tại đền Trấn Vũ được tổ chức lễ hội gắn với ngày sinh của Ngài. Ngày 9 tháng 9 âm lịch là ngày hóa của Ngài. Ngoài nghi thức thi lễ hội, đền Trấn Vũ có một trò chơi dân gian rất độc đáo. Đó là trò kéo co luồn dây qua lỗ cột. Đây là trò chơi hiếm thấy ở nơi khác.Trò chơi nhằm góp phần hào hứng không nhỏ vào lễ hội. Vật để kéo là một dây song to, nhẵn,dài 30m. Cột mốc là một cột trụ, làm bằng gỗ lim. Thân cột đục một lỗ tròn để luồn dây song. Trai kéo co, chân co, chân duỗi. Trong đôi hình từng phe lần lượt ngồi xen kẽ, người quay mặt bên này, người quay mặt bên kia của dây. Sau ba hôi trống hiệu lệnh, các đội bắt đầu kéo. Nếu phe mạ đường thắng thì được xem là năm đó làng được phúc lớn.
Đền Trấn Vũ đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa.Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đền vẫn được bảo tồn,tôn tạo và luôn là điểm sáng về tâm linh của cộng đồng dân cư quanh vùng và của du khách thập phương.
Đến với đền, thầy trò được các cụ trong ban di tích hướng dẫn tìm hiểu rất chi tiết về khu di tích. Tạm biệt ngôi đền cổ để về trường, bạn nào bạn ấy vẫn còn rất luyến tiếc. Chắc chắn, chuyên thăm quan Lịch sử địa phương này sẽ giúp các bạn thu hoạch thêm nhiều kiển thức và ngày càng thêm yêu quê hương Long Biên. Chúng mình cùng chờ đón những “bài thu hoạch” của các bạn nhỏ trường TH Ái Mộ A sau chuyến đi bổ ích này nhé!